-
Seoer là nghề gì ?
SEOer là viết tắt của cụm từ đầy đủ Search Engine Optimization- có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để nâng cao thứ hạng website khi người dùng kiếm tìm các từ khoá có liên quan. Từ đó có thể tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong bối cảnh internet đang phủ sóng trên khắp toàn cầu.
>> Đọc thêm: [ GÓC THẮC MẮC] NGHỀ SEO LÀ NGHỀ GÌ? THÔNG TIN VỀ NGHỀ SEO
Nghề SEO đã bắt đầu ở Việt Nam từ rất nhiều nước nhưng gần đây, cùng với sự phát triển vượt bậc của Online Marketing, nghề SEO đã thực sự nổi lên. Một người làm SEO đảm nhận hai nhiệm vụ chính là SEO onpage và SEO offpage. Mục đích của việc làm SEO đó là giúp tăng trưởng lượt truy cập, đưa từ khóa hoặc cụm từ khóa lên thứ hạng tìm kiếm của Google.
-
Công việc thường ngày của một SEOer gồm những gì ?
Dưới đây là chi tiết những công việc cần làm thường ngày của một SEOer:
2.1 Tìm hiểu về lĩnh vực mà mình chuẩn bị làm
Cũng như bao nghề nghiệp khác, bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ để có một nền tảng công việc vững chắc. Trước khi tiến hành công việc, bạn cần nắm bắt được về thông tin mà mình định viết, khi đã nắm vững được kiến thức về lĩnh vực đó rồi thì mới có thể tiến đến bước xác định nhu cầu, tâm lý của khách hàng để có một chiến dịch Marketing thành công
2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Khi tiến hành bất cứ dự án nào, phân tích đối thủ cạnh tranh là việc bắt buộc phải làm nếu muốn đưa website của bạn lên top tìm kiếm. Bạn phải nắm bắt được ai là người dẫn đầu thị trường, ai là người mới bước vào lĩnh vực và chiếm bao nhiêu phần trăm thị phần. Những phân tích này nhằm cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng quan về phân khúc thị trường, những chiến lược tấn công và phòng bị, đưa ra được một chiến thuật đúng đắn và sáng suốt nhất. Để phân tích đối thủ cạnh tranh cần phải phân tích website, bộ keyword, nội dung bài viết backlink và quá trình sử dụng mạng xã hội để tăng độ viral của đối thủ.
2.3 Lập kế hoạch chi tiết, xây dựng bộ keyword chất lượng
Khi đã có những thông tin tổng quát về đối thủ cạnh tranh, bạn cần lên kế hoạch chi tiết cho mình, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, học hỏi thành công từ đối thủ cũng như rút kinh nghiệm từ những sai lầm của họ. Sau khi tìm hiểu về lĩnh vực làm SEO, cần phân tích tâm lý của người tiêu dùng, bạn sẽ lựa chọn được những từ khóa quan trọng và phổ biên snhaats để tạo nên một list từ khóa hỗ trợ cho công việc trong tương lai.
2.4 Tối ưu hóa Website để thân thiện với công cụ tìm kiếm
Kiến trúc website là một trong những yếu tố quan trọng với SEO bởi nó ảnh hưởng tới cả 2 cách truy cập là người dùng tương tác trực tiếp với website và công cụ tìm kiếm sẽ phân tích nội dung trên trang web của bạn để xem xét rằng website của bạn có được tối ưu hay không. Cần phải lưu ý rằng khi thiết kế một website mới, điều đầu tiên bạn cần làm đó là thiết kế để thân thiện với công cụ tìm kiếm ngay từ đầu, kể cả khi chưa bắt đầu quá trình SEO. Nếu không thiết kế có thể sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện SEO, dẫn đến phát sinh chi phí chỉnh sửa lại thiết kế chuẩn theo SEO.
2.5 Xây dựng nội dung hấp dẫn, chuẩn SEO
Ngày nay, bộ máy hoạt động Google ngày càng tiên tiến hơn vì vậy các bài viết chèn quá nhiều từ khoá với dụng ý đẩy top sẽ bị Google cho vào trường hợp spam. Vì thế, ngoài các yếu tố viết bài chuẩn SEO, cần phải viết sao cho thật sự tự nhiên để người đọc cảm thấy bị thu hút, dễ hiểu
2.6 Xây dựng hệ thống backlink
Backlink đóng vai trò thiết yếu đối với một website, được đánh giá như một phiếu bầu để Google xét duyệt độ uy tín của Website. Một SEOer chuyên nghiệp cần chú ý theo từng từ khóa và nội dung và cần biết cách đi backlink bao nhiêu trong một ngày. Cần lên kế hoạch cụ thể và tỉ mỉ để hạn chế mang đến cho khách hàng sự khó chịu cũng như không bị Google đánh giá là spam.
2.7 Kiểm tra và giám sát định kỳ
Điều này giúp đẩy từ khóa lên top nhanh chóng hơn. Thêm đó, cần kết hợp sử dụng công cụ Google Analytic để có thê tối ưu hoá nội dung website hay có kế hoạch đẩy nội dung phù hợp với thị hiếu chung của người truy cập.