Một trong những lý do khiến việc tối ưu website dậm chân tại chỗ khi mà chính SEOer là người nắm rõ kỹ thuật nhưng lại không có một kế hoạch SEO cụ thể. Không chỉ những người mới bắt đầu mà ngay cả người làm SEO lâu năm cũng chưa chắc đã có một quy trình triển khai SEO hợp lý. Để giúp các bạn có một cái nhìn tổng quát cũng như hiểu rõ các bước triển khai SEO, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các bước triển khai SEO giúp tối ưu công cụ tìm kiếm hiệu quả.
Và ngay bây giờ hãy hít một hơi thật sâu và bắt đầu nghiên cứu cẩm nang lập kế hoạch SEO – hướng dẫn làm SEO Web của XSEO nhé.


Bước 1: Phân tích website

Đối với những người mới bắt đầu làm SEO cũng như đã có kinh nghiệm lâu năm, việc đầu tiên cần làm chính là phân tích website (audit website). Phân tích một website không hề dễ dàng nhưng nó giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các vấn đề của website.
Các yếu tố cần thiết khi phân tích một website bất kỳ:


  • Cấu trúc web hiện tại  đã phù hợp hay chưa?
  • Nội dung trên site  số lượng bài viết, mức độ tối ưu bài viết?
  • Các yếu tố onpage (hình ảnh, title, meta, thẻ H…)  đã được tối ưu tốt chưa?
  • Backlink  hệ thống link như thế nào?
  • Page speed  tốt hay chưa
  • Thứ hạng website hiện tại
Sau khi phân tích xong, bạn cần phải chỉ ra được lợi thế cũng như hạn chế của dự án.
Công cụ:
Công cụ Audit website:



  • Xenu Link Sleuth
  • Website Audit của SEO PowerSuite
Công cụ Check backlink:
  • Ahrefs
  • Open Site Explorer
  • Majestic SEO
  • SEO SpyGlass
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết về công cụ phân tích backlink  tốt nhất trên thế giới với đầy đủ các tính năng và một cái nhìn tổng thể về hồ sơ liên kết của trang web.

Bước 2: Nghiên cứu từ khóa và hình thành nội dung

Bạn có nghĩ rằng sử dụng các công cụ như Keyword Planner, Keyword Tool,… để lấy về một loạt những từ khóa liên quan là đồng nghĩa với việc bạn đã nghiên cứu từ khóa xong hay chưa?
Chắc hẳn, rất nhiều người làm SEO đã và đang nghĩ rằng điều đó là đúng, chỉ cần tải bộ từ khóa về và phân nhóm lại là được. Vậy bạn đã bao giờ hỏi rằng:


  • Số liệu về từ khóa đó trong khoảng thời gian nào, ở thời điểm hiện tại có chính xác không?
  • Có phải sự quan tâm thực sự của người dùng không?
  • Có phản ánh đúng tâm lý, hành vi khách hàng không?
  • Người dùng search từ khóa đó liệu có chuyển đổi cao không?
  • Đối tượng nội dung trên trang của bạn là ai?
Nghiên cứu từ khóa là việc tìm ra những nội dung hướng đến hành vi, tâm lý khách hàng khi mua hàng, tìm ra các nhóm đối tượng khách hàng để cung cấp đầy đủ nội dung đến đúng đối tượng. Công việc mà bạn download một bộ keyword từ các công cụ chỉ là tìm từ khóa chứ không phải nghiên cứu từ khóa. Để hiểu rõ hơn về khái niệm và giá trị của nghiên cứu từ khóa, bạn có thể tham khảo bài viết Thế nào là nghiên cứu từ khóa

  + Xác định đối tượng người dùng:

  • Sản phẩm, dịch vụ là gì?
  • Khách hàng tiềm năng là những ai?
  • Có những nhóm khách hàng nào?
  • Sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ là gì?
  + Xác định nội dung:
  • Sự quan tâm về sản phẩm, dịch vụ đối với từng nhóm người dùng?
  • Những suy nghĩ, thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ đó?
  • Khi quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn thì người dùng sẽ tìm kiếm những gì?
Sau bước nghiên cứu từ khóa, có lẽ bạn đã hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng của mình là ai, nội dung cần viết những gì, điều hướng người dùng khi vào website như thế nào rồi đúng không.

Bước 3: Tìm từ khóa và phân nhóm từ khóa

Sau bước 2, chúng ta tiếp tục nghiên cứu và tìm thêm từ khóa thông qua 10 bước dưới đây:

10 bước tìm từ khóa chuyên nghiệp

Bước 1: Tự sướng (nghĩa là tự viết những từ chúng ta nghĩ)
Bước 2: Gọi điện cho người thân, khán giả
Bước 3: Nghiên cứu qua Google Search Box
Bước 4: Xác định site đối thủ: sử dụng câu lênh
Bước 5: Tìm kiếm nhóm key đối thủ SEO dựa vào Title, sử dụng câu lệnh: site:domain.com “keyword”
Bước 6: Nghiên cứu thẻ Meta Keywords của đối thủ qua công cụ SeoQuake
Bước 7: Sử dụng công cụ để tìm thêm từ khóa:


  • https://keywordtool.io/
  • https://www.alexa.com/
  • https://neilpatel.com/ubersuggest/
  • https://kwfinder.com/
  • https://answerthepublic.com/
  • https://ads.google.com/home/tools/keyword-planner/
Bước 9: Sử dụng nhóm key từ Google Adword
Bước 10: Tổng hợp và phân loại từ khoá trên file excel: Việc sắp xếp các từ khóa có thuộc tính giống nhau vào cùng một nhóm sẽ giúp bạn tối ưu cho bài viết dễ dàng hơn, và bạn cũng biết sẽ phải tối ưu từ khóa này cho đường dẫn nào.



Cách phân nhóm từ khóa

 + Nhóm từ khóa chính: là những từ khóa ngắn, có độ cạnh tranh cao, tỷ lệ chuyển đổi thấp, lượng tìm kiếm cao
 + Nhóm từ khóa phụ (từ khóa hỏi đáp, từ khóa tin tức): có thể là những từ khóa ngăn, từ khóa dài, nhóm này thường mang lại traffic lớn cho website.
 + Nhóm từ khóa chuyển đổi: đây chính là nhóm từ khóa được hình thành từ nội dung tìm được khi nghiên cứu từ khóa, đa số đều là những từ khóa dài có tỷ lệ chuyển đổi cao, sát với nhu cầu tìm kiếm của khách hàng nhất.
Kết hợp bước 2 và bước 3, bạn sẽ thấy rõ hơn về cách nghiên cứu từ khóa: xác định insight khách hàng  nhắm đến phân khúc khách hàng  phân nhóm từ khóa  cấu trúc website.


Bước 4: Cấu trúc web

Từ bảng từ khóa đã hoàn thành sau bước 3, chúng ta sẽ xây dựng cấu trúc web dựa trên bảng đó. Bạn cần xác định được các nhóm từ khóa sẽ được SEO ở đâu tương ứng với Landing Page đó:
  • Từ khoá trang chủ
  • Từ khoá chuyên mục
  • Từ khoá bài viết chi tiết (Sản phẩm, Dịch vụ, Tin tức)
Công việc này khá dễ dàng, tuy nhiên cấu trúc bạn vừa xây dựng đã phù hợp chưa, có đem lại kết quả hiển thị tốt trên trang kết quả tìm kiếm không? 

Bước 5: Phân tích đối thủ

Việc nghiên cứu đối thủ là công việc vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến chiến lược SEO cũng như các công việc đẩy TOP cho website. Nếu xác định không đúng đối thủ, bạn sẽ xác định sai chiến thuật chiến lược của dự án.

Các bước tìm đối thủ

  •  Search các từ khóa chính, từ khóa chính liên quan mà bạn muốn SEO
  •  Xác định thứ hạng mà bạn muốn chiếm TOP
  •  Liệt kê 3-5 đối thủ cạnh tranh hiện tại

Các bước phân tích đối thủ

  Phân tích onpage
  • Landing Page: đối thủ đứng TOP bằng đường dẫn nào? Xác định từ khóa đối thủ SEO ở đâu?
  • Age: Đánh giá chất lượng website về tuổi đời domain
  • Thứ hạng từ khóa
  • Cấu trúc web: phân tích xem đối thủ xây dựng website và điều hướng link như thế nào?
  • Tối ưu: mức độ tối ưu trên trang về thẻ H, meta, alt, title,… Sử dụng addon Web Developerđể kiểm tra.
  • Trải nghiệm người dùng trên site đã tốt chưa
 Phân tích nội dung
  • Index: sử dụng câu lệnh “site:domian từ khóa” để kiểm tra xem website có bao nhiên index liên quan đến từ khóa chính. Tuy nhiên bạn cần kiếm tra kỹ vì đôi khi lượng index sẽ nhiều hơn so với số lượng bài viết liên quan thực tế.
  • Tần suất đăng bài: Sử dụng câu lệnh “site:domian từ khóa” sau đó click CÔNG CỤ  MỌI LÚC và chọn các mốc thời gian tương ứng.
  • Unique Content: copy các đoạn ngẫu nhiên trong bài để kiểm tra mức độ unique content. Xem nội dung của đối thủ là tự viết, hay trộn nội dung hay copy nội dung.
  • Bố cục bài viết, đánh giá mức độ nội dung thu hút của người dùng
  • Internal link: có kích thích người đọc click vào không?
  Phân tích offpage
  • Số lượng backlink hiện tại
  • Link trỏ đến đâu?
  • Hệ thống site vệ tinh (nếu có)
  • Link mua hay link tự làm?
  • Link đến từ website vệ tinh hay diễn đàn?
  • Link còn sống và chết là bao nhiêu?
  • Link có chất lượng không?
  • Tình hình hoạt động mạng xã hội
  • Traffic hiện tại là bao nhiêu?
  • Lọc domain mà đối thủ đặt link, xem có bao nhiêu domain chất thì giữ lại tạo thành kênh làm cho website của mình
  • Rút ra được số lượng link thực tế của đối thủ à có cần làm thêm link hay không, cần làm thêm bao nhiêu.

Công cụ để nghiên cứu đối thủ

Công cụ phân tích traffic
Công cụ phân tích backlink đã đươc nêu ở bước 1 rồi nhé.

Bước 6: Tính toán công việc, nhân sự và ngân sách

Sau khi hoàn thành bước 5, bạn đã có hết được khối lượng công việc cần làm (tối ưu những gì, viết bao nhiêu bài, làm bao nhiêu link, hoạt động mạng xã hội). Từ đó hãy chia ra công việc theo ngày, tháng, năm, tính toán nhân sự cần cho dự án. Còn đối với ngân sách, bạn cần dựa vào chi phí đầu tư của chủ dự án là bao nhiêu để phân chia cho phù hợp.

Tính toán công việc, nhân sự và ngân sách cho dự án 

Phân chia kế hoạch dự án

Nội dung
  • Nên viết cái gì trước, cái gì sau? (Sale pages, Page information, Bài viết chuyển hướng)
  • Trong sale page thì chọn key nào làm trước, làm sau?
  • Phân chia theo thứ tự từ key khó đến key dễ (hoặc ngược lại) để có kế hoạch cụ thể cho mỗi dạng key.
  • Cấu trúc nội dụng cụ thể cho mỗi bài viết
Tùy thuộc vào mỗi website sẽ có những kế hoạch nội dung khác nhau.
Ví dụ: website báo chí: nên chia làm 2 loại key để làm:

  • Key cố định: tên ca sĩ, diễn viên,…
  • Key theo trend
Backlink
Khi nghiên cứu đối thủ bạn cần tính toán được phải làm bao nhiêu link, ở đâu, loại link,… Việc làm link cũng nên đi kèm với hệ thống nội dung ở trên:

  • Chủ đề viết là gì?
  • Số bài viết mỗi ngày và nội dung là gì, hỗ trợ cho bài nào trên site?
  • Tỷ lệ các loại link anchortext, full url, link không tạo link là bao nhiêu?
  • Bài nào quảng bá trên diễn đàn nào?
  • Nguồn backlink cho các đường dẫn SEO
  • Mô hình xây dựng backlink
Traffic
Tính toán lượng traffic cần đạt được và bạn phải phân bổ sao cho hợp lý, tránh tăng lượng traffic đột biến.


  • Nguồn traffic: Social, diễn đàn, direct,…
  • Tăng nội dung, tăng traffic, có backlink, số lượng là bao nhiêu? Nếu chỉ tăng traffic mà nội dung trên site nghèo nàn, ít sẽ ảnh hưởng xấu đến website.
  • Link cho bài viết mới, bài viết cũ là bao nhiêu đồng thời view cho những bài đó là bao nhiêu?
  • Tính toán sự tăng trưởng traffic cho tuần 1, 2, 3, 4…

Ngân sách

Dựa vào deadline của dự án và số lượng chi phí tối đa bỏ ra để tối ưu lại các vấn đề:
  • Cần bao nhiêu người cho dự án
  • Chi phí mua tool (nếu cần)
  • Chi phí cho từng nhân sự
  • Chi phí quảng cáo (nếu cần)
  • Chi phí mua link (nếu mua link)
  • Ngân sách cho dự án là bao nhiêu?

Bước 7: Cài đặt công cụ tracking

Công cụ của Google

Google Search Console
Google Analytic
Công cụ theo dõi hành vi người dùng trên website
Công cụ Hotjarhttps://www.hotjar.com/
Công cụ Heap Analyticshttps://heapanalytics.com/
Công cụ CrazyEgghttps://www.crazyegg.com/


Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa

Helu Rankinghttps://ranking.helu.vn/
Phần mềm NinjRank: https://www.phanmemninjarank.com/
Rank Tracker của Seo Power Suite
Trong số các công cụ trên, bạn nên thử dùng Rank Tracker nhé.


Công cụ theo dõi trending

Google trendhttps://trends.google.com/trends/?geo=VN
MozCast


Công cụ loại bỏ backlink xấu

Link Detox
Disavow Link Toolhttps://www.google.com/webmasters/tools/disavow-links-main?pli=1/


Công cụ tăng view

XSEO : https://xseo.vn/

Công cụ bảo vệ bản quyền bài viết

DMCAhttps://www.dmca.com/badges.aspx?ref=badge-carousel/
Đây là công cụ rất cần thiết để bảo vệ nội dung (tự viết) trên website của bạn.

Xem tiếp phần tiếp Tại đây