Như đã nói ở Phần 1, để giúp các bạn có một cái nhìn tổng quát cũng như hiểu rõ các bước triển khai SEO, bài viết dưới đây sẽ nối tiếp các bước còn lại trong quy trình triển khai SEO tại XSEO
 

Bước 8: Tối ưu Onsite


Sau khi đã phân tích web của mình và của đối thủ, bạn sẽ biết được nhược điểm và cần làm gì đối với website rồi đúng không? Từ đó bạn cần tối ưu cho website dựa vào chính những nhược điểm của mình. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi tối ưu onsite:

Công cụ kiểm tra tốc độ Pingdom để kiểm tra thời gian tải trang hiện tại: https://tools.pingdom.com/
Công cụ giúp tối ưu tốc độ tải trang như Google Pagespeed: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/
Tối ưu hóa Crawlability
Kiểm tra xem website có gặp vấn đề về thu thập dữ liệu không và gặp vấn đề nào thì tối ưu lại vấn đề đó:



  • Broken Link
  • Poor Internal Link
  • Complex URL
  • Dynamic Page
  • Code Bloat
  • Error in Robots.txt
  • Orphan Page
  • Moving Your Site (301)
  • No Sitemap
  • Fancy Technology
  • 404 Page

Bước 9 : Viết bài + Onpage + Link nội bộ

Ở bước này, bạn vừa viết bài vừa tối ưu onpage cho bài viết đó luôn và khi đăng bài bạn sẽ làm link nội bộ điều hướng người dùng khi vào web. Chúng ta sẽ đi vào từng phần:


Viết bài

Trước đây, hầu hết mọi người đều chạy theo những bài viết chuẩn SEO để tối ưu cho Google Bot. Nhưng hiện nay, khi nội dung không cung cấp đầy đủ thông tin cho người dùng cũng sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của website. Nội dung bài viết cần có đủ các yếu tố sau:


  • Relevant – sự liên quan
  • Useful – sự hữu ích
  • Slightly – nội dung phân mảnh
  • Fresh – độ tươi mới
  • Unique – độc đáo
Cách sáng tạo nội dung:


  • Xác định mục tiêu
  • Xác định vấn đề
  • Giải pháp của vấn đề là gì?
  • Xây dựng chiến lược nội dung liên quan, chia sẻ
  • Phân chia mảng nội dung cần làm
  • Xây dựng loạt bài viết đi kèm, sử dụng công thức 5W-1H
  • Tạo nội dung hỗ trợ (video, nhạc,..)
  • Hoàn thiện nội dung, đọc lại nội dung

Bước 10: Testing A/B

Sau khi viết bài và tối ưu cho trang web xong, có lẽ hầu hết những người mới bắt đầu đều nghĩ ngay đến việc làm backlink và tăng traffic cho website. Nhưng bạn đã bỏ qua việc liệu website đã được tối ưu tốt chưa, người dùng vào web có chuyển đổi không, trải nghiệm người dùng trên web thế nào,…?
Để trả lời những câu hỏi trên, bạn cần Testing A/B các vấn đề sau:



  • Giao diện  tối ưu UX, UI chưa?
  • Nội dung  có thu hút người dùng không
  • Link nội bộ  Tỷ lệ người dùng click vào link đó là bao nhiêu, có kích thích sự tò mò của người dùng không?
  • Từ khóa  từ khóa nào có chuyển đổi cao?
Các công cụ theo dõi người dùng trên trang đã được đề cập ở trên như Hotjar, Heap Analytics, Crazy Egg sẽ cho bạn biết người dùng có click vào link hay không, người dùng ở lại trên trang đọc những nội dung gì, các hành vi và Actions mà người dùng đã thực hiện trên website, chuỗi hành trình của khách hàng trên website… Từ đó bạn thay đổi ngữ cảnh đặt link, nội dung cho phù hợp và tiếp tục test.
Để tìm ra từ khóa có sự chuyển đổi, bạn có thể chạy Adwords để đo lường và testing nội dung và từ khóa đó. Từ đó có thể tìm ra đối tượng mục tiêu và nội dung nào giữ được chân khách hàng ở lại trên trang. Nếu người dùng không có tương tác trên trang thì cần tối ưu lại và tiếp tục testing.



Bước 11: Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi

Sau khi đã tìm ra được nội dung, giao diện, từ khóa mang lại chuyển đổi, công việc của bạn là tối ưu lại theo nội dung đã test. Ngoài ra khi tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi bạn cần lưu ý 2 việc chính:


  • Tối ưu hóa tỷ lệ khách hàng
  • Tối ưu hóa chi phí đầu tư

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi khi khách vào trang web (Nguồn: Internet)
Hướng dẫn tối ưu tỷ lệ chuyển đổi mà bạn phải biết:



  • Tối ưu hóa Landing Page : giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi 300%
  • Tối ưu hóa traffic: để có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn

Bước 12: Làm link + view + nội dung

Link + view + nội dung nên được thực hiện song song với nhau, bởi nếu chỉ làm link và nội dung nhưng lại quá ít view thì không đảm bảo được độ trust cho website. Hoặc chỉ viết nội dung mà không có view, không có tín hiệu từ bên ngoài trang web cũng không đảm bảo hiệu quả cho chiến dịch.
Backlink
Ở bước 6, bạn đã có kế hoạch làm backlink, số lượng bài cần viết, số lượng link cần làm và bây giờ bạn chỉ cần làm theo kế hoạch đó. Công việc ở bước này đó là:



  • Tim kiếm diễn đàn
  • Lọc diễn đàn chất lượng
  • Lọc và chọn bài viết đặt link trên hệ thống vệ tinh (nếu có)
  • Đăng ký diễn đàn
  • Đăng bài viết
  • Làm link chữ ký và chèn link
Lưu ý: Tốc độ tăng trưởng của link. Đồng thời, nếu website mới và chưa có thứ hạng, chưa có độ trust thì viết nội dung trước, sau 3-6 tháng mới bắt đầu làm link.
View
Vừa tăng view cho website bằng cách tăng thứ hạng từ khóa, đồng thời:



  • Chia sẻ mạng xã hội
  • Sử dụng công cụ

Bước 13: Quản trị website

Trong quá trình làm, bạn cần quản trị được các vấn đề cũng như đảm bảo công việc thực hiện theo từng ngày, từng tuần, từng tháng.
Công việc theo ngày
Đối với công việc theo ngày cần có tần suất công việc hàng ngày cụ thể cho nhân sự thực hiện:



  • Viết bao nhiêu bài/ngày
  • Làm bao nhiêu link/ngày
  • Tăng traffic/ngày
Công việc theo tuần


  • Check từ khóa 2 lần/1 tuần
  • Check webmastertool và analytics để có tham số xem tình trạng tăng trưởng của website, kiểm tra xem web có đang gặp vấn đề gì không?
  • Check backlink để xem liệu có bị bắn link bẩn không hay link có bị chết không?
  • Check analytics để xem sự biến động của traffic trên site.
  • Nhân sự có hoàn thành công việc của tuần hay chưa?
Công việc theo tháng
Mỗi tháng cần đúc kết ra được



  • Đã tác động những gì đến website và kết quả như thế nào?
  • Từ đó điều chỉnh những gì cho tháng sau?
  • Kiểm tra sức khỏe website

Bước 14: Đo lường hiệu quả

Hầu hết SEOer đều cho rằng hiệu quả của dự án là khi từ khóa lên TOP hết, tuy nhiên ở góc độ của nhà đầu tư thì hiệu quả được đo lường khi tối ưu được chí phí và có chuyển đổi khi người dùng vào web.
Chính vì vậy trong quá trình làm SEO bạn cần đo lường hiệu quả về:



  • Thứ hạng từ khóa
  • Lượng traffic
  • Tỷ lệ chuyển đổi
Trong quá trình SEO website, chắc hẳn bạn sẽ gặp trường hợp từ khóa bị tụt top. Bạn nên quay lại bước đầu tiên là Audit website và kết hợp các bước khắc phục khi từ khóa tụt top để kéo lại thứ hạng cho website nhé.