CÁCH LÀM SEO WEB HIỆU QUẢ - HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU TỪ KHOÁ ĐÚNG CÁCH (PHẦN 2)

Như ở Phần 1 Hướng dẫn nghiên cứu từ khoá, các bạn đã biết nghiên cứu từ khoá là gì, hôm nay XSEO xin gửi đến quy trình 5 bước nghiên cứu từ khóa cho trang web hiệu quả:

  • Bước 1: Xác định chủ đề - Xác định cụm từ quan trọng nhất của nội dung, chủ đề bài viết
  • Bước 2: Phân tích và khai phá - Sử dụng công cụ phân tích từ khóa để tìm danh sách các cụm từ cùng nghĩa
  • Bước 3: Phân tích cạnh tranh - Đánh giá và so sánh trữ lượng hiển thị trong tìm kiếm của các cụm từ, phân tích cạnh tranh
  • Bước 4: Lập danh sách từ khóa - Chiến lược lựa chọn cụm từ khóa quan trọng nhất và danh sách các cụm từ khóa bổ trợ
  • Bước 5: Phân bổ và đặt từ khóa trên trang

Bước 1: Xác định chủ đề/từ khóa mục tiêu

Tự đặt những câu hỏi trước khi sử dụng công cụ để thực hiện phân tích từ khóa dưới đây:
  • Từ khóa bạn nhắm mục tiêu thuộc loại intent nào?
  • Chủ đề này liên quan sản phẩm, dịch vụ hay thư viện thông tin nào trên site của bạn
  • Khách hàng sẽ tìm kiếm gì nếu cần giải pháp, sản phẩm của bạn?
  • Khách hàng sẽ có những suy nghĩ, thắc mắc gì về chủ đề của bạn?
  • Họ sẽ tìm kiếm qua những từ khóa nào cho những chủ đề bạn sẽ tạo?

 Bước 2: Phân tích khai phá Từ khóa 

Phân tích và khám phá từ khóa có thể sử dụng nhiều công cụ như Ahrefs, Moz, Semrush, nhưng trong bài viết này tôi sử dụng công cụ Keyword Planner của Google để phân tích.
Khám phá từ khóa đơn giản qua 3 bước sau:



  1. Chọn những từ khóa tiềm năng, những từ khóa liên quan tới nội dung /chủ đề của bạn
  2. Phân tích qua công cụ Keyword Planner sẽ cho biết số lượng tìm kiếm/tháng của mỗi từ khóa, danh sách những từ khóa gợi ý, lựa chọn từ khóa phù hợp cho nôi dung.
  3. Lựa chọn những từ khóa dựa trên gợi ý và kinh nghiệm của bạn


Truy cập công cụ Keywrod planner tại: https://ads.google.com/intl/vi_vn/home/tools/keyword-planner/
Vào mục: Công cụ > Công cụ lập kế hoạch từ khóa
Nhập từ khóa cần phân tích vào box và click “Lấy ý tưởng” 
Kết quả cho biết số lần tìm kiếm hàng tháng, và các từ khóa liên quan để tham khảo và lựa chọn 



Từ trang Google Search nhập những từ khóa bạn định sử dụng vào box search sẽ sổ những từ khóa gợi ý như bên dưới, sau khi search sẽ có thêm danh sách gợi ý phía cuối trang 
Gợi ý từ khóa từ Google search
 
Gợi ý từ khóa ngữ nghĩa tiềm ẩn (LSI) phía cuối trang kết quả tìm kiếm
Nếu trang web của bạn đã hoạt động được một thời gian dài có thể tham khảo những từ khóa mà người dùng tìm kiếm đến trang của bạn tại Google Console, lưu ý những từ khóa có số lần hiện thị nhiều đang giữ top 7-15 là cơ hội tốt để tối ưu cho những từ khóa này.
Từ Google Webmater tool > Lưu lượng > Phân tích tìm kiếm 
Cơ hội từ khóa từ những truy vấn người dùng đến trang của bạn
Những từ khóa có số lần hiển thị order từ cao-thấp, chọn vị trí 7-15 để tối ưu (nó đã xếp hạng và cơ hội tối ưu sẽ up rank nhanh hơn)

Độ khó từ khóa ?

Con số tham khảo
  • 100 -> 1000: Độ khó bình thường
  • 1000 -> 10.000: Độ khó trung bình
  • 10.000 -> 100.000: Mức độ khó cao

Các chỉ số lưu ý khi phân tích từ khóa

  • Volume – dung lượng thị trường tìm kiếm theo ngành, lĩnh vực
  • Difficulty - Độ khó của từ khóa
  • Opportunity - Cơ hội của từ khóa chủ đề
  • Potential - Tiềm năng
Các yếu tố lưu ý khi phân tích: Volume, Độ khó, Cơ hội và tiềm năng 
Ngoài ra còn có một số công cụ nghiên cứu từ khóa, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, xác định những từ khóa đang xếp hạng của đối thủ, xác định những trang có nhiều traffic nhất của đối thủ như Ahrefs, Semrush.

Bước 3: Phân tích chủ đề/content của đối thủ cạnh tranh

  1. Xác định những đối thủ cạnh tranh
  2. Phân tích Chủ đề/Content của đối thủ
  3. Phân tích hồ sơ backlink
  4. Thứ hạng các từ khóa
  5. Phân tích Lưu lượng
Các bước phân tích cạnh tranh
Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét khi thực hiện nghiên cứu từ khóa là phân tích các đối thủ cạnh tranh của bạn.
Hãy xem các blog khác trong thị trường ngách của bạn và rút ra những hiểu biết sâu sắc về điều gì khiến chúng trở nên hấp dẫn trong mắt độc giả.
Sử dụng những ý tưởng này để cải thiện cách tiếp cận nội dung và định vị thương hiệu của riêng bạn.
Quan trọng hơn — bạn có thể sử dụng đối thủ cạnh tranh của mình để nghiên cứu chủ đề/từ khóa giúp bạn có bức tranh tổng quan về chủ đề, và cách thức tiếp cận của từng competitor.

1. Xác định đối thủ qua: 10 kết quả hàng đầu trên Google Search

Cách tốt nhất để tìm hiểu là nhập cụm từ khóa mục tiêu của bạn vào Google Search và phân tích 10 kết quả tìm kiếm hàng đầu. Đây sẽ là sự cạnh tranh chính của bạn cho từ khóa mà bạn đang cố gắng xếp hạng.
 
Nghiên cứu thứ hạng từ khóa của đối thủ cạnh tranh để xem nội dung nào đang xếp hạng tốt trong công cụ tìm kiếm.
 
Điều này cũng sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết vô giá về định dạng nội dung mà bạn nên tập trung vào.
Ví dụ: kết quả xếp hạng hàng đầu có thể là các bài đăng trên blog, infographic, video giải thích hoặc thậm chí các trang sản phẩm của các doanh nghiệp đang bán sản phẩm tập trung vào nhu cầu cốt lõi của cụm từ khóa này.
 
Khi các bài viết xếp hạng cao nhất được tạo ra bởi các doanh nghiệp lớn, rất khó để cạnh tranh.
 
Điều đó không có nghĩa là blog của bạn không thể xếp hạng cho các cụm từ khóa cực kỳ cạnh tranh đó, nhưng nó s mất rất nhiều thời gian và nỗ lực và cần có các chiến lược như viết guest blog, tối ưu SEO cho bài viết  và các sáng kiến phát triển blog/website của bạn.
Hãy ghi nhớ điều này khi bạn thực hiện nghiên cứu từ khóa và ưu tiên những từ khóa nào để theo đuổi.
Nói chung, khi bạn thực hiện nhiều nghiên cứu từ khóa hơn, bạn sẽ phát triển ý tưởng tốt hơn về mức độ khó mà nội dung của bạn có thể xếp hạng cao hơn các kết quả tìm kiếm hàng đầu hiện có — và luôn cố gắng tìm ra những cách bạn có thể thực hiện tốt hơn công việc trả lời mục đích tìm kiếm của người đọc đến bài đăng của bạn.
 

2. Đánh giá mức độ cạnh tranh cho các từ khóa/content của bạn

Điều tiếp theo cần phân tích là có bao nhiêu người đã viết về từ khóa bạn đang theo đuổi.
Nếu từ khóa của bạn rất phổ biến và dễ viết, có thể đã có rất nhiều nội dung xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm. Nếu đúng như vậy, thì có hai cách để tiếp cận tình huống này.

Phương pháp tiếp cận số 1: Tìm kiếm Khoảng trống từ khóa (Keyword Gap)

Hướng đầu tiên bạn có thể đi ở đây, là thực hiện nghiên cứu từ khóa với mục tiêu xác định các cơ hội mà đối thủ cạnh tranh của bạn đã bỏ qua. Các cụm từ khóa đuôi dài hơn này có thể sẽ bao gồm:
  • Thông tin, kiến thức, kỹ năng hoặc quy trình không phổ biến
  • Các chủ đề thể hiện thông tin mới trong một thị trường ngách cụ thể
Bằng mọi giá, nếu có một cụm từ khóa được nhiều người quan tâm và đối thủ cạnh tranh của bạn chưa viết về cụm từ đó, hãy tham gia và bắt đầu xếp hạng cho cụm từ tìm kiếm đó càng sớm càng tốt.

Phương pháp tiếp cận số 2: Cam kết cho Đường dài

Là sử dụng những từ khóa có độ cạnh tranh cao đó và cam kết làm việc chăm chỉ để làm mọi thứ bạn có thể để xếp hạng cao hơn đối thủ cạnh tranh của bạn. Xem các bài viết cạnh tranh khác đang cung cấp những gì… và cung cấp gấp đôi cho người đọc trên blog của bạn.
Google ưu tiên các trang web cung cấp giá trị tuyệt đối tốt nhất cho khách truy cập của họ — và đó thực sự là những gì người tìm kiếm đang tìm kiếm.
Sử dụng các chiến lược đã được chứng minh có thể tăng thứ hạng tìm kiếm và làm cho blog của bạn trở nên uy tín hơn. Bắt đầu ở đây:

  • Viết Guest blog
  • Hoàn thiện SEO cho bài viết blog của bạn
  • Thực hiện các chiến lược thúc đẩy lưu lượng truy cập cho website
  • Sử dụng cách tiếp cận blogger để thiết lập quan hệ đối tác và phát triển khán giả của bạn
Cuối cùng, chiến lược SEO tốt nhất là trở thành blog/website cung cấp giá trị tốt nhất cho các từ khóa bạn đang đề cập.
Bạn nên nhớ các nội dung xuất xắc mới xứng đáng ở các vị trí TOP đầu, vì vậy nên học hỏi những điểm tốt của đối thủ, đồng thời tìm ra những điểm thiếu sót để bạn bổ sung thêm giá trị cho content của mình.
Tạo Content mang giá trị thông tin cao, khai thác được các điểm mới, độc đáo chỉ có trên site của bạn, đồng thời tối ưu SEO tốt hơn đối thủ thì mới có cơ hội vượt được đối thủ trên bảng tìm kiếm.

Bước 4: Chiến lược lựa chọn từ khóa

  • Cách khó: Tập trung từ khóa phổ biến, volume tìm kiếm cao (cần thời gian,nỗ lực, và đúng phương pháp) 
  • Cách dễ: Tập trung vào từ khóa đuôi dài cạnh tranh thấp nhưng tỷ lệ chuyển đổi cao (làm đúng cách thời gian lên top sẽ nhanh hơn)
·        Cách tôi làm: tổ chức Cấu trúc từ khóa theo Hub-Content bao gồm: Từ khóa phổ biến > từ khóa mức trung > từ khóa đuôi dài 
·        

Đuôi ngắn hay đuôi dài?

  • Đuôi ngắn cạnh tranh cao, tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn
  • Đuôi dài cạnh tranh thấp, tỷ lệ chuyển đổi cao 
Lựa chọn và thực hiện SEO tất cả các từ khóa đuôi ngắn, mức trung và đuôi dài và tổ chức theo Hub-Content
Thời gian đầu Tập trung vào từ khóa đuôi dài dễ SEO và lên TOP hơn
Những từ khóa duôi dài sẽ Pass Value cho trang từ khóa mức trung (medium volume keyword) và từ mức trung sẽ đẩy cho Populare keyword 

  • KHÓ: Từ khóa phổ biến(POPULAR Keyword): Đặt ở mức danh mục/hoặc chủ đề lớn
  • TRUNG: cạnh tranh trung bình(Medium Keyword): Đặt mức chủ đề/hoặc bài viết
  • DỄ hơn (Longtail Keyword): Đặt mức bài viết lá.

Bước 5: Đưa ra sách từ khóa

  • Đưa ra được danh sách cụm từ khóa liên quan tới chủ đề của bạn để áp dùng và phân bổ từ khóa vào trong trang web.
  • Mỗi Page cần 1 từ khóa mục tiêu, 3-5 từ khóa bổ trợ 

Phân bổ vị trí đặt từ khóa trên trang web/trong nội dung bài viết

  • Từ khóa xuất hiện ở TITLE
  • Xuất hiện ở URL
  • Xuất hiện ở thẻ mô tả Description
  • Xuất hiện trong thẻ H1
  • Xuất hiện ở đoạn đầu tiên của nội dung
  • Xuất hiện trong thuộc tính ALT của ảnh, trong tên ảnh
  • Xuất hiện trong Body
  • Xuất hiện trong các heading H2, H3 (sử dụng từ khóa phụ, biến thể từ khóa)
  • Xuất hiện trong thẻ BUI
  • Xuất hiện trong Internal, External link (Anchor text) 

Tối ưu các Tags SEO quan trọng

  • Title: Từ khóa mục tiêu xuất hiện ngay đầu thẻ không quá 2 lần
  • Description: Chứa từ khóa không quá 3 lần, <= 156 ký tự
  • Keyword: chứa từ khóa chính, bổ trợ
  • Heading: H1, H2, H3 tổ chức phân cấp và chứa từ khóa
  • URL: ngắn hơn 75 ký tự chứa từ khóa
  • Canonical: Xử lý trùng lặp nội dung
  • ATL image: Chứa từ khóa
  • Anchor text: Chứa từ khóa
  • Strong/Bold: làm nổi bật từ khóa
 

Quản trị viên

Bình luận

15 CÁCH SEO WEBSITE HIỆU QUẢ

Dịch vụ traffic là gì? Lợi ích và tiềm năng cho website của bạn

Dịch vụ traffic là dịch vụ cung cấp các giải pháp để tăng traffic cho website bằng cách sử dụng các kỹ thuật SEO. Mục tiêu của dịch vụ traffic là giúp website của bạn xuất hiện cao hơn trên các trang kết quả tìm kiếm của Google
 

Xem thêm
15 CÁCH SEO WEBSITE HIỆU QUẢ

Tool SEO: Những công cụ hỗ trợ không thể thiếu cho SEOer

SEO là một trong những chiến lược marketing online hiệu quả và chi phí thấp, giúp website thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số loại tool seo phổ biến và công dụng của chúng

Xem thêm
15 CÁCH SEO WEBSITE HIỆU QUẢ

Các công cụ tool seo web được ưa chuộng nhất hiện nay!

XSEO là phần mềm SEO duy nhất hiện nay tối ưu traffic lến đến hàng trăm nghìn, giúp từ khóa nhanh lên TOP google

Xem thêm
15 CÁCH SEO WEBSITE HIỆU QUẢ

Công việc của nhân viên SEO: Tìm hiểu vai trò và nhiệm vụ

Nhân viên SEO (Search Engine Optimization) đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa website để nâng cao thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Đây là một công việc đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về thuật toán tìm kiếm và kỹ năng tối ưu hóa trang web. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về công việc của nhân viên SEO và nhiệm vụ quan trọng của họ.

Xem thêm
15 CÁCH SEO WEBSITE HIỆU QUẢ

Top 5 công cụ tool seo website giúp bạn đạt vị trí cao trên Google

Có rất nhiều tool seo website trên thị trường, nhưng không phải tất cả đều hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 10+ tool seo website miễn phí và tốt nhất năm 2023 mà bạn nên sử dụng

Xem thêm

CÀI ĐẶT

XSEO thông minh, nhanh và mạnh mẽ cho công việc làm seo . Cài đặt dễ dàng bằng vài lượt click bất cứ ai cũng có thể cài đặt tại bất cứ máy tính có HĐH từ win 7 trở lên

ĐỘI NHÓM CHÚNG TÔI

Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân
CEO & Founder
Đinh Văn Lộc
Đinh Văn Lộc
Chuyên gia tư vấn
Nguyễn Hữu Lam
Nguyễn Hữu Lam
Chuyên gia tư vấn
Nguyễn Trọng Thơ
Nguyễn Trọng Thơ
Chuyên gia tư vấn

HỖ TRỢ TRỰC TIẾP

Ms Nguyệt Ánh

Hỗ trợ kỹ thuật

036 413 0166

anhnn@xsoft.com.vn

zalo Ms Nguyệt Ánh Zalo


Ms Nguyệt Ánh

Ms. Phạm Huế

Hỗ trợ phần mềm

0967 274 262

huept@xsoft.com.vn

zalo Ms. Phạm Huế Zalo


Ms. Phạm Huế

Ms.Ngọc Anh

Hỗ trợ phần mềm

0973 167 235

anhdtn@xsoft.com.vn

zalo Ms.Ngọc Anh Zalo


Ms.Ngọc Anh

Ý KIẾN

  • FAQ xseo
    MR XUÂN
    09h03 - 25/07/2022
    Câu hỏi:Tư vấn tôi về phần mềm xseo?
  • FAQ xseo
    NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
    11h04 - 24/07/2022
    Câu hỏi:Tư vấn mua giáo trình học Cần tư vấn ngay Xin trân trọng!
  • FAQ xseo
    VÕ THIỆN Ý
    15h32 - 18/07/2022
    Câu hỏi:Mình cần tư vấn SEO web và sử dụng gói GOLD của phần mềm xseo này
  • FAQ xseo
    NGUYỄN QUỐC TUẤN
    10h45 - 22/06/2022
    Câu hỏi:Chạy pseo và xseo hiệu quả có tương đương không?
  • FAQ xseo
    LÊ THỊ THƠ
    11h03 - 17/03/2022
    SEO TOP 1 GOOGLE NHANH NHẤT CÙNG XSEO
    Câu hỏi:seo từ khóa mỹ phẩm top 1
Yêu cầu tư vấn
0868.897.669