Công cụ tìm kiếm không chỉ xem xét chữ trong bài viết mà còn là code. Khi bạn tìm kiếm một truy vấn, Google sẽ hiển thị tiêu đề, URL và mô tả sơ lược cho từng trang thông qua meta description.
Trong nhiều trường hợp, Google còn đưa ra cả hình ảnh, video và featured snippet.
Tag thông báo đến Google (Bing/Yahoo) thông tin sẽ cung cấp đến người dùng trong bài viết. Và mỗi loại tag lại phù hợp với mỗi loại từ khóa riêng.

Title tag

Title tag là dòng chữ in đậm hiển thị trong kết quả tìm kiếm Google. Chúng cũng là tiêu đề hiển thị trên top trình duyệt của người dùng.
Title tag nên ngắn gọn bởi Google sẽ cắt bớt những tiêu đề nhiều hơn 50-70 kí tự. Tốt nhất là không vượt quá 55-60 kí tự.
Title tag nên chứa từ khóa chính nhưng đôi lúc không thể làm vậy được vì sẽ vượt quá số lượng kí tự cho phép.
Đây là lí do phần lớn marketer cố gắng đưa từ khóa vào đầu tiêu đề. Nên dù có bị cắt thì người đọc vẫn hiểu chủ đề bài viết là gì. Khác với cái tên “title tag”, nó không hẳn là tiêu đề xuất hiện ngay đầu blog – cái này gọi là header tag.

Header () tag

Header tag được dùng để đánh dấu đoạn đầu của bài viết hay đoạn đầu của một phần. Tiêu đề đầu bài blog là header tag

. Nhưng cũng có thêm

,

trong trường hợp bạn muốn chia trang thành từng phần nhỏ.
Mỗi trang nên có chính xác 1 tag

chứa từ khóa chính.
Nhiều trang dùng tiêu đề giống với title tag và header. Có nhiều tranh cãi xoay quanh 3 cái này có nên viết như nhau hay không.
Nhìn chung, miễn là cả title và header có từ khóa, miêu tả content chính xác và hấp dẫn với người đọc thì có phải nó cũng sẽ hiệu quả dù giống hay không.

Meta description

Meta description xuất hiện dưới title tag trên kết quả tìm kiếm của Google.
Phần này dài 1-2 dòng giúp giới thiệu nội dung cơ bản của bài viết. Meta description nên ngắn (thường dưới 155 kí tự) và viết thú vị nhất có thể. Người dùng sẽ lướt nhanh qua tiêu đề và phần mô tả nên bạn có thể chèn từ khóa để thu hút người đọc. Tuy nhiên, đừng lạm dụng nó.
Bạn không cần thiết phải chèn từ khóa cho toàn bộ bài viết của mình. Tôi đã chia sẻ chi tiết phần tối ưu meta description ở những bài viết trước. Bạn có thể xem lại để nắm rõ vấn đề này.