Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của các đối thủ hiện tại và các đối thủ tiềm năng. Bạn cần phải biết ai là người dẫn đầu thị trường; ai là người mới bước vào và chiếm bao nhiêu thị phần. Những phân tích này cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh về phân khúc thị trường, những chiến lược tấn công và phòng ngự, qua đó có thể xác định những cơ hội, thách thức trong hoạt động kinh doanh của bạn. Cũng giống như trong chơi cờ, nếu bạn biết đối thủ sẽ đi bước nào kế tiếp, cơ hội chiếu tướng sẽ tăng cao.
 
Vì sao cần phân tích đối thủ SEO?
 
Trong SEO việc phân tích đối thủ cạnh tranh là điều rất quan trọng. Bạn đã bao giờ thắc mắc, vì sao website đã được tối ưu chuẩn SEO, xây dựng những backlink hoàn hảo hay có liên kết thân thiện với bộ máy tìm kiếm nhưng vẫn không thể nào đứng trong top? Nếu bạn không làm sai cách, chắc chắn nguyên nhân do bạn đang gặp đối thủ cạnh tranh lớn?
Việc phân tích đối thủ SEO còn giúp các bạn làm tốt hơn đối thủ để tăng lưu lượng truy cập, thu hút được khách hàng và trở nên giàu có hơn các đối thủ của bạn.
 
                
                           

Các bước phân tích đối thủ SEO:

Bước 1: Đánh giá website và chiến lược của chính bạn
- Backlink: Kiểm tra số lượng backlink của bạn, có thể tất cả các backlink  có đều có lợi cho website, tuy nhiên, cũng có thể có một vài backlink có hại mà bạn cần gỡ bỏ và đây là công việc cần được thực hiện thường xuyên.
- Từ khóa: Cần đảm bảo rằng bạn có một bộ từ khóa đầy đủ và phong phú liên quan đến lĩnh vực mà bạn thực hiện SEO. Từ khóa có thể là từ khóa có dấu, không dấu. Hãy lựa chọn từ khóa có lượt tìm được khách hàng chú ý tới.
- Hoạt động xã hội: Xu hướng SEO nổi bật hiện nay đó là sử dụng truyền thông và mạng xã hội. Chính vì thế hãy xây dựng một trong cho website của bạn trên mỗi trang xã hội nổi bật như Facebook, Google+…

Bước 2: Chọn đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là bên có cùng mục tiêu đến cùng một đối tượng và theo đuổi các mục tiêu kinh doanh giống bạn. Không chọn những đối thủ không cùng mục tiêu vì việc này sẽ làm lãng phí thời gian và công sức.
Cách dễ nhất để chọn đối thủ là bạn đánh giá một từ khóa mục tiêu của bạn trong thanh tìm kiếm của Google và chọn bất kỳ ai xuất hiện trên trang đầu tiên. Đây là cách tối ưu nhất và khá đơn giản.

Bước 3: Phân tích trực quan trang web của các đối thủ
Sau khi xác định được những website trong “tầm ngắm”, bạn cần đóng vai của khách hàng và chuyên gia để phân tích nó. Hãy xác định lĩnh vực cơ bản của website là gì nhờ thanh mô tả trên trang chủ. Nếu từ khóa chính của họ đang SEO cũng đúng là từ khóa bạn đang dự định SEO thì xác định đây là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. Việc kiểm tra trang web này có thể cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin về cách thể hiện của đối thủ, cách giúp họ có vị trí cao trong SEO
.- Thiết kế
- Tiêu đề trang
- Tiêu đề bài viết
- Nội dung
- Liên kết nội bộ
- Kêu gọi hành động…
Khi đã phân tích và quan sát các yếu tố nói trên, các bạn cần liệt kê ra những yếu tố mà đối thủ đã làm tốt và chưa làm tốt để có thể học những yếu tố họ đã làm tốt và khắc phục những yếu tố họ chi thực hiện được để có thể vượt qua được đối thủ của mình.

                   

Bước 4: Phân tích từ khóa của đối thủ
Có khả năng các đối thủ cạnh tranh của bạn cũng đang đẩy mạnh các từ khóa giống các từ khóa của bạn. Và chắc hẳn chúng cũng đang vượt trội về thứ hạng, vậy làm thế nào để bộ từ khóa của bạn không chồng chéo với các từ khóa của họ khiến bạn gặp bất lợi. Một điều bạn cần nhớ rằng thời gian đầu bạn sẽ không thể vượt đối thủ với những từ khóa có độ cạnh trạng cao. Lúc này bạn chỉ có thể đánh vào các từ khóa bị bỏ quên và các từ khóa ngách mà đổi thủ chưa phát triển.
Bạn có thể sử dụng công cụ website keyword Suggestion để kiểm tra những từ khóa tốt cho trang web. Trong khi làm các kiểm tra, bạn có thể tìm thấy nhiều từ khóa hữu ích cho mình. Ngoài ra, đừng quên kiểm tra vị trí của các từ khóa trong tiêu đề, thẻ meta, thẻ hình ảnh, URL,…
Bạn cũng nên kiểm tra mật độ từ khóa mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng. Các từ khóa được đưa vào tiêu đề, các thẻ mô tả, thẻ keyword, thẻ H1, H2, H3 có tối ưu với bọ tìm kiếm. Hãy sử dụng công cụ Seoquake để kiểm tra. Dựa vào đó bạn cần phải so sánh với website của mình có đạt được tốt hơn với website đối thủ không. Những điểm nào còn chưa bằng thì bạn hãy tìm cách chỉnh sửa và làm tốt hơn đối thủ.

Bước 5: Theo dõi hồ sơ Backlinks của đối thủ cạnh tranh
Backlink là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thứ hạng của Website trong công cụ tìm kiếm. Theo dõi profile backink của đối thủ cạnh tranh và profile backlink của chính là cách bạn để có thể tăng theo dõi độ tăng trưởng. Hãy cố gắng có được liên kết đến những web có liên kết với website của đối thủ nếu có thể và những website có tên miền uy tín mà đối thủ chưa được liên kết. Hãy cố gắng xây dựng một hệ thống backlink chất lượng.

                         


Bước 6: Đánh giá hoạt động của đối thủ trên các kênh mạng xã hội
Đừng bỏ qua hoạt động trên các trang mạng xã hội của đối thủ vì đây là một trong những nhân tốt khá quan trọng. Có thể bạn không thể dự đoán được sự hấp dẫn của nội dung cho website của mình nhưng hãy để các trang của đối thủ cạnh tranh trên các phương tiện truyền thông xã hội có thể sẽ cung cấp cho các bạn những ý tưởng hay cho mình.
 
Khi đánh gia được hoạt động truyền thông xã hội của đối thủ hãy cố gắng làm tốt hơn họ. Những tín hiệu tương tác từ người dùng trên các kênh truyền thông xã hội cũng được các công cụ tìm kiếm thu thập và nếu nội dung các bạn được tương tác tốt chắc chắn thứ hạng của website cũng sẽ tăng lên.


“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Vì thế việc phân tích đối thủ SEO là một trong những bước khá quan trọng ảnh hưởng tới sự thành hay bại SEO của bạn.
 Hy vọng với những kiến thức mà XSEO cung cấp, website của bạn sẽ có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm và tiếp cận được nhiều khách hàng