SEO (Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu hóa website để cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, hay Yahoo. Khi website đạt thứ hạng cao, lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) cũng tăng, góp phần gia tăng doanh thu hoặc mục độ nhận biết thương hiệu.
Các bước cơ bản để làm SEO website
Bước 1: Nghiên cứu từ khoá (Keyword Research)
Tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng? Từ khoá là yếu tố cốt lõi trong SEO. Việc lựa chọn đúng từ khoá giúp website thu hút đúng đối tượng khách hàng.
Cách thực hiên:
- Sử dụng công cụ như Google Keyword Planner, Ahrefs, hoặc SEMrush.
- Chọn từ khoá có lượng tìm kiếm cao nhưng độ cạnh tranh thấp hoặc trung bình.
- Chia từ khoá thành:
Từ khoá chính (Primary Keywords): Từ khoá đồng nhất với chủ đề chính.
Từ khoá phụ (Secondary Keywords): Từ khoá bổ trợ.
Từ khoá dài (Long-tail Keywords): Phục vụ các truy vấn tìm kiếm chi tiết hơn.
Bước 2: Tối ưu hóa nội dung (On-page SEO)
- Tiêu đề (Title Tag): Chèn từ khoá chính vào tiêu đề. Xây dung tiêu đề hấp dẫn và không vượt quá 60 ký tự.
- Meta description:
Viết ngắn gọn, giải thích được nội dung bài viết.
Chèn từ khoá, không vượt quá 160 ký tự.
- Nội dung bài viết:
Tạo nội dung chất lượng, phù hợp với đối tượng khách hàng.
Sử dụng từ khoá chính, phụ hợp lý.
Tỷ lệ từ khoá (Keyword Density) khoảng 1-2% tổng số từ trong bài viết.
- Heading (H1, H2, H3):
Cấu trúc logic, chèn từ khoá một cách tự nhiên.
- Hình ảnh:
Tối ưu dung lượng để giảm thời gian tải trang.
Thêm alt text chèn từ khoá.
Bước 3: Tối ưu hóa kỹ thuật (Technical SEO)
- Tốc độ tải trang:
Sử dụng các công cụ như Google PageSpeed Insights để kiểm tra và cải thiện tốc độ tải trang.
Tối ưu hóa hình ảnh, sử dụng cache.
- Mobile-friendly:
Đảm bảo website hoạt động tốt trên các thiết bị di động.
Sử dụng thiết kế responsive.
- SSL (HTTPS): Cài đặt chứng chỉ SSL để đảm bảo website an toàn.
- Cấu trúc URL: Ngắn gọn, thân thiện với SEO (VD: www.example.com/tu-khoa-thay-vi-dong-chu-phuc-tap).
Bước 4: Xây dựng liên kết (Link Building)
- Internal links: Liên kết các trang trong website với nhau, giúp người dùng dễ dàng di chuyển và cải thiện tỉ lệ thoát trang.
- Backlinks:
Xây dựng liên kết ngoài từ các trang uy tín.
Sử dụng guest post, directory submissions hoặc hợp tác với các website khác.
Bước 5: Theo dõi và cải thiện (Analytics & Monitoring)
- Google Analytics: Theo dõi lượng truy cập, tỷ lệ thoát trang, và thời gian trung bình trên trang.
- Google Search Console: Kiểm tra lỗi cũng như theo dõi các từ khoá xếp hạng cao.
- Cải thiện dựa trên dữ liệu: Tối đa lượng nội dung hoặc cải thiện tốc độ tải trang.
Lời khuyên cho người mới bắt đầu
- Bắt đầu từ nội dung dễ thực hiện: Có thể tối ưu hoá tiêu đề bài viết bằng cách chèn từ khoá chính, viết meta description hấp dẫn để tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR).
- Kiên trì: SEO không mang lại kết quả tức thì. Nếu bạn viết một bài blog, có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để bài viết đạt thứ hạng cao trên Google, vì vậy hãy kiên trì nhé.
- Liên tục học hỏi: Theo dõi các blog uy tín về SEO như Moz, Neil Patel, hoặc Ahrefs để cập nhật xu hướng mới.
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ SEO:
Google Keyword Planner: Nghiên cứu từ khoá cơ bản.
Ahrefs: Theo dõi backlink và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
SEMrush: Kiểm tra toàn diện hiệu suất SEO.
Yoast SEO: Hỗ trợ tối ưu hóa nội dung trực tiếp trên WordPress.
XSEO: Giải pháp toàn diện cho SEO.
Chúc các bạn thành công với dự án SEO của mình!